Tìm hiểu các thông số phổ biến ghi trên dàn karaoke gia đình

Nhu cầu mua sắm một dàn karaoke đang ngày càng phổ biến ở nhiều gia đình hiện nay để thoả mãn niềm đam mê ca hát, đồng thời, giúp các thành viên trong nhà xích lại gần nhau hơn. Để chọn được một dàn karaoke gia đình ưng ý, việc quan trọng cần làm là nắm rõ các thông số của mỗi sản phẩm. Hãy cùng LUX AUDIO tìm hiểu các thông số cơ bản ghi trên dàn karaoke gia đình trong bài viết dưới đây nhé!

1. Công suất

Công suất loa là thông số kỹ thuật biểu hiện độ lớn của âm lượng, đơn vị đo là watt (W). Tuỳ thuộc vào từng sản phẩm loa karaoke mà công suất có thể từ một vài watt lên đến vài nghìn watt. Thông thường có 3 loại công suất cơ bản là công suất đỉnh (peak), công suất thông thường (Continuous/RMS) và công suất chương trình (program/Max).

 Khi phối ghép amply với loa karaoke cần lưu ý công suất của amply cần lớn hơn hoặc gấp đôi công suất của loa để đảm bảo chất lượng âm thanh cũng như tuổi thọ của sản phẩm.

2. Trở kháng

Trở kháng hay còn có tên gọi khác là điện trở của loa là một đại lượng vật lý biểu thị cho sự cản trở dòng điện của mạch điện khi hiệu điện thế đi vào, được ký hiệu bằng chữ Z, đơn vị đo là Ohm. Đây là một thông số quan trọng bạn nên quan tâm khi ghép amply với loa karaoke để tránh hiện tượng quá tải amply dẫn đến chập mạch, ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng của sản phẩm.

3. Cấu trúc loa

Số đường tiếng của loa chính là số các củ loa phụ trách những dải tần số khác nhau trong dải tần số từ 20 Hz đến 20 kHz. Trong đó, có loa 1 đường tiếng (phụ trách 3 dải âm thanh trầm, trung, cao); loa hai đường tiếng (chia thành 1 tầng Sub từ tần số 40 Hz đến 120 Hz và 1 tầng Mid Treble có tần số từ 120 Hz đến 16 kHz); loa 3 đường tiếng (chia thành 3 mức tần số khác nhau: 1 tầng Sub có tần số từ 40 Hz đến 120 Hz, 1 tầng Mid với tần số 120 Hz đến 2 kHz và 1 tầng Hi có tần số 2 kHz đến 16 kHz).

4. Độ nhạy của loa

Độ nhạy chính là khả năng kêu to của loa trong cùng một môi trường hoặc một mức điện áp đầu vào, được tính bằng đơn vị Decibel (dB). Thông thường, các loa có độ nhạy cao sẽ phối ghép cùng các amply có công suất thấp để mang lại khả năng khuếch đại âm thanh tốt hơn cho dàn karaoke gia đình. Các mức độ nhạy của loa là: từ 92 dB trở lên là độ nhạy tốt; từ 84-92 dB là độ nhạy trung bình còn dưới 84 dB là độ nhạy kém.

5. Dải tần đáp ứng

Dải tần đáp ứng chính là thông số về khả năng tái tạo âm thanh trong các khoảng tần số. Ví dụ, với loa có tần số từ 20 Hz đến 20 kHz sẽ có khả năng tái tạo các âm trầm thấp nhất là ở tần số 20 Hz và âm cao lớn nhất là ở tần số 20 kHz.

=>> Xem thêm: TOP CÁC SẢN PHẨM LOA KARAOKE HAY NHẤT HIỆN NAY

6. Góc phủ

Góc phủ loa chính là tầm phát ở phía mặt trước của loa, là độ rộng tối đa mà âm thanh có thể bao phủ. Trên thị trường hiện nay có hai dạng loa góc phủ là loa góc phủ dọc và loa góc phủ ngang.

Trên đây là những thông số cơ bản phổ biến trên dàn karaoke gia đình, hi vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu mua sắm dàn karaoke gia đình đảm bảo chất lượng âm thanh tuyệt vời đến từ các thương hiệu lớn trên thế giới, hãy liên hệ với LUX AUDIO để được tư vấn cụ thể nhé!

Lux Audio

Tags: , , , , ,