Công dụng các nút trên bàn mixer

Trong thế giới âm nhạc ngày nay, bàn mixer âm thanh không chỉ đơn thuần là một công cụ kỹ thuật, mà còn là trái tim của mỗi buổi biểu diễn âm nhạc. Để hiểu rõ hơn về sự quan trọng của bàn mixer trong việc tạo ra âm thanh hoàn hảo, chúng ta cần khám phá những công dụng tuyệt vời của các nút điều khiển trên chiếc bàn mixer này.

Mixer là gì?

mixer

Mixer là thiết bị xử lý âm thanh, nhận các tín hiệu âm thanh vào và xử lý, sau đó cho ra một tín hiệu hoàn chỉnh duy nhất, rồi đưa vào máy khuếch đại. 

Công dụng của các nút điều chỉnh và ngõ vào trên bàn mixer

Công dụng của các nút điều chỉnh trên bàn mixer

Gain: Được dùng để tăng hoặc giảm độ lớn ngõ vào của các loại nhạc cụ hay micro.

Lo cut: Điều chỉnh tần số tại kênh, để cắt bỏ tín hiệu dưới tần số mà nút chỉnh này xác định.

Hi EQ: Thường gọi là treble, âm thanh cao. Bạn có thể tăng +15dB hoặc giảm -15dB cho tần số trung tâm của High 12 KHz.

Mid EQ: Điều chỉnh lượng tăng, giảm tần số trung ở +15dB hoặc -15dB.

Low EQ: Điều chỉnh tiếng trầm bass. Bạn có thể tăng, giảm 15dB ở tần số trung tâm 75 Hz. Tuy nhiên, nếu bạn nâng những tần số thấp này lên quá nhiều sẽ làm cho công suất bị quá tải và có thể dẫn đến hư loa.

Mid Freq: Xác định tần số cho tần số trung, có thể điều chỉnh tần số từ 100Hz đến 5Hz.

Mon send: Đây là nút để thay đổi độ lớn tín hiệu của kênh này để đưa tới ngõ ra Monitor. Tín hiệu này không phụ thuộc vào Fader chỉnh độ lớn của kênh, nhưng bị EQ của kênh tác động.

EFX send: Đây là nút để thay đổi độ lớn tín hiệu của kênh này để đưa tới bộ trộn Effect. Tín hiệu Effect phụ thuộc vào Fader chỉnh độ lớn của kênh.

AUX Send: Điều chỉnh mức tín hiệu (tín hiệu trước khi chỉnh EQ và không phụ thuộc vào mức của Fader) của kênh đó được gởi tới ngõ ra AUX tương ứng. Tín hiệu có thể được điều chỉnh từ nhỏ nhất cho đến +10dB. Mức ra chuẩn là ở vị trí giữa. Tín hiệu này cũng có thể được dùng để sử dụng tới hệ thống Monitor sân khấu, hay một thiết bị khác.

Pan ( balance): Nếu chỉnh về bên trái thì tín hiệu ở kênh này sẽ tới kênh trái nhiều hơn. Ngược lại, chỉnh về bên phải sẽ nghe tín hiệu của kênh này tại loa phải nhiều hơn. Mặc định được chỉnh ở vị trí 12 giờ.

Công tắc Mute: Công tắc Mute là cách nhanh nhất loại bỏ ngay lập tức tín hiệu của kênh tới Main mixer, bộ effect và cả ngõ ra monitor mà không làm xáo trộn các phần điều khiển khác.

Đèn báo Clip/Mute: Đèn MUTE – CLIP nhấp nháy khi mức độ tín hiệu ở mức +19dBu, báo hiệu còn 2 dB nữa là tín hiệu ở sẽ quá tải.

Đèn báo tín hiệu: Đèn báo tín hiệu sẽ sáng khi độ lớn tín hiệu của kênh đạt khoảng chừng -20dBu. Đèn này không những dùng để báo cho biết kênh này đang hoạt động, mà còn dùng như là một đồng hồ đo mức.

Fader: Fader của kênh dùng để điều khiển tín hiệu ngõ ra của kênh, kiểm soát tín hiệu tới kênh trái, phải của Main mixer và cả tín hiệu tới hệ thống effect. Tốt nhất nên để Fader ở vị trí 0.

Nút chọn EFX: Đây là công tắc xoay có thể chọn 1 chương trình effect.

Nút chỉnh EFX time: Dùng để chỉnh thời gian của các chương trình Reverb hay Delay.

Đèn xanh báo tín hiệu và đèn đỏ báo Clip: Được dùng để xác định mức ngõ vào của bộ xử lý effect. Mức tín hiệu tới bộ xử lý effect bị tác động bởi fader, effect send của kênh và nút effect send chính điều khiển.

EFX send: Đây là nút điều khiển mức của ngõ ra Efx send. Mức tín hiệu tại Jk Efx send và ngõ vào của bộ xử lý effect bị điều soát bởi fader, nút Efx send trên từng kênh và Efx send chính.

EFX Return: Khi tín hiệu ngõ vào đã được xác định, sử dụng Efx return để điều khiển tín hiệu ngõ ra của bộ xử lý effect vào ngõ ra phải, trái của Main mix.

Mon send Master: Đây là nút điều khiển mức của ngõ ra monitor. Mức tín hiệu tại Jk Monitor send bị điều soát bởi nút mon send trên từng kênh và bởi nút Monitor send master.

Headphone level:  Điều chỉnh mức độ lớn của tín hiệu đến Headphone.

Đèn báo PFL và công tắc nhấn PFL: Khi không có nút PFL nào nhấn xuống, thì tín hiệu tại Headphone là tín hiệu của hai kênh Left và Right Master, đèn báo PFL Active tắt. Đèn báo PFL Active nhấp nháy khi 1 công tắc PFL của kênh nào đó được nhấn xuống, đồng thời tín hiệu nghe được tại Headphone cũng chính là tín hiệu của kênh đó.

Cần gạt monitor: Điều chỉnh độ lớn tín hiệu Monitor được gửi tới ngõ ra Monitor.

Nguồn Phantom: Cung cấp +48 Vol cho Micro cần nó (Micro Condenser).

Đèn báo nguồn Phantom: Đèn báo này sáng khi công tắc nguồn Phantom ấn nhấn xuống. Khi sử dụng nguồn Phantom, bạn chú ý không sử dụng micro điện dung (dynamic) không cân bằng hoặc thiết bị khác nối vào ngõ XLR(canon).

Pad: Khi nhấn nút này xuống tín hiệu ngõ vào của kênh này sẽ giảm 20 dB.

Polarity: Khi bạn nhấn nút này, nó có tác dụng làm đảo cực.

Sử dụng jk canon: Chân 2 là dương (+) sẽ đổi thành (-), và chân 3 là (-) sẽ đổi thành (+).

Tape to CTRL/HP: Nhấn công tắc này xuống để đưa tín hiệu tại ngõ Tape vào ngõ Control room và Headphone.

Tape to Mix: Nhấn công tắc này xuống để đưa tín hiệu từ ngõ vào Tape (13) vào ngõ ra chính (39).

Công tắc nhấn Contour: Nhấn nút này xuống để làm tăng thêm hiệu quả cho tín hiệu bằng cách cộng thêm vào cả những âm trầm và âm cao. Hiệu quả đặc biệt này rất thích hợp cho những âm thanh có âm lượng nhỏ hoặc cho tín hiệu máy ghi âm/CD.

Công tắc PLF / đèn báo PFL: Nhấn nút PLF để kiểm tra tín hiệu vào và chuyển tới Headphone. Bình thường đèn Signal – PFl (vàng) sẽ báo có tín hiệu trong kênh ở mức -20dB hay lớn hơn. Nhưng nếu nhấn nút PFL, đèn sẽ sáng liên tục cho biết rằng tín hiệu ở Headphone là PFL.

Công tắc AFL / đèn báo AFL – Clip: Khi bạn nhấn nút này thì tín hiệu được gửi đến Headphone và đèn AFL sẽ sáng. Đèn led sáng báo tín hiệu được chọn (khi có tín hiệu vào thì đèn Led sẽ sáng).

Left, right, Bus Assiggn Switches: Những nút này để chọn tín hiệu của bộ trộn Group sẽ được gửi tới đâu.

AFL switch / Signal-AFL LED: Nhấn nút này để đưa trực tiếp tín hiệu sau khi chỉnh sửa Group tương ứng đến đường ra của Headphone.

Group fader: Xác định tín hiệu Group tương ứng được đưa đến đường ra nhiều hay ít. Mức ấn định tốt nhất là ở vị trí 0dB.

To AUX1 & To AUX 2 control: Xác định mức độ tín hiệu được đưa đến ngõ AUX tương ứng. Chú ý không dùng ngõ AUX 1& 2 cho các thiết bị như Echo, Reverb,… vì khi nó được gửi lại bộ trộn AUX, sẽ tạo ra tiếng hú.

EFX level control: Xác định mức độ tín hiệu EFX được gửi tới ngõ ra tương ứng.

½, ¾ Bus Assign Switches: Những nút này quyết định tín hiệu (sau khi đã chỉnh EQ và độ lớn phụ thuộc vào Fader) của kênh này đước gửi tới đâu.

½, ¾, L/R Bus Assign Switches: Những nút này quyết định tín hiệu return tương ứng nằm ở đâu.

Mute Switch / Mute – Clip Led: Nút Mute ngắt tạm thời tất cả các đường ra từ Return. Khi nhấn nút thì đèn báo sẽ sáng.

AFL/Signal- AFL Led: Nhấn nút này sẽ đưa trực tiếp tín hiệu khi chỉnh sửa của Group tương ứng đến đường ra của Headphone.

Effects 2 patch switch: Khi nhấn nút này thì Effect2 sẽ được sử dụng làm return 2 hoặc sẽ được gửi trực tiếp đến đường vào của từng kênh hoặc từng group. Sử dụng Jk TRS (stereo): đỉnh (tip-send) để gửi, vòng (ring = return) là trở về, còn lại là Mass.

Media in level control: Nút này điều chỉnh độ lớn ngõ vào sử dụng jk RCA (búp sen) và được gửi tới L/R khi nhấn chọn.

Media in L/R switch: Nút nhấn chọn L/R ở ngõ vào Media sử dụng Jk búp sen.

Record Out Control: Điều chỉnh độ lớn ngõ ra (thu) sử dụng jk búp sen.

Headphone Output Jk: Cắm headphone vào jk TRS này. Tín hiệu ở Headphone luôn là tín hiệu Left/Right, mỗi khi nút PFL/AFL của kênh nào: Nút nhấn chọn tín hiệu ra headphone ở đường vào Media.

Master Level Faders: Dùng để điều khiển mức tín hiệu tại ngõ ra trái/phải chính. Kết quả tốt nhất khi fader được điều khiển nằm gần điểm 0.

Led meters: Ngõ ra trái/phải chính được hiển thị bởi hai dãy đèn báo gồm 8 đoạn. Chúng có thể hiển thị tín hiệu có độ lớn từ -30dB cho đến +19dB. Mức 0dB trên hai dãy đèn tương ứng với +4dB tại ngõ ra.

Đèn báo Power: Đèn báo cho biết thiết bị đã được cung cấp nguồn AC, công tắc Power ở vị trí on và thiết bị đã sẵn sàng hoạt động.

Lamp 12Vdc (24 FX và 32FX): Jk cắm đèn 12Vdc, chỉ có ở những mixer chuyên nghiệp.

Công dụng của ngõ vào trên mixer

MIXER KARAOKE AAP K8000 LUXAUDIO

Ngõ vào XLR (canon): dùng cho micro hay các nguồn âm thanh có trở kháng thấp khác.

Ngõ vào Line jk (6.3mm): Ngõ vào line dùng jk 6 ly, với ngõ này bạn có thể cắm micro hay nhạc cụ. Ngõ vào line và mic bạn không dùng đồng thời.

Insert: Ngõ này cho phép bạn nối Mixer với các thiết bị ngoại vi bởi jk 6 ly. Với các thiết bị effect bạn có thể nối chúng vào ngõ này.

Ngõ vào Stereo jk (6.3mm): Ngõ vào unbalance sử dụng jk 6.3mm làm việc ngõ vào Stereo khi sử dụng cả hai jk hoặc như một ngõ mono nếu chỉ cắm vào ngõ vào Left/mono.

Ngõ vào RCA jk bông sen: Ngõ vào làm việc như ngõ vào Stereo.

Công tắc A/B: Công tắc chọn A/B trên Mixer cho phép bạn chọn lựa giữa hai nguồn âm thanh stereo để nối tới ngõ vào stereo.

Group Inserts: Ngõ này cho phép bạn chèn một bộ xử lý tín hiệu để đưa ra ngõ group.

Group Outputs: Ngõ ra group dùng jk stereo để đưa tín hiệu group ra ngõ này.

Ngõ ra Control room: Ngõ ra này là 2 jk 6.3mm trên phần ngõ ra chính. Có thể lấy tín hiệu ra là balance hay unbalance. Tín hiệu tại ngõ ra control room này được chỉnh bằng nút headphone.

Ngõ ra Left/right: Là ngõ ra chính của mixer, tại ngõ ra này bạn cho tín hiệu ra dàn âm thanh chính của bạn. Mức độ tín hiệu ở ngõ ra này được điều chỉnh bởi Master level faders. Cả 2 ngõ ra này có thể được dùng cùng một lúc.

AUX Outputs: Những AUX Outputs có jk cân bằng và cung cấp tín hiệu từ Auxiliary Outputs. Bộ điều khiển AUX Level điều chỉnh mức độ ngõ ra.

Ngõ ra Headphone: Ngõ ra này là 1 jk 6ly. Thông thường tín hiệu trong headphone là tín hiệu trái/phải. Nếu công tắc Tape to control room bị nhấn xuống, thì tất nhiên tín hiệu của ngõ tape sẽ được cộng vào để có thể kiểm tra tại headphone.

Effects 2 Patch Jk: Sử dụng Jk TRS (6ly stereo) để chuyển tín hiệu Effect 2 đến một đường vào hay đường group insert hay một thiết bị khác.

EFX 2 Return Jks: Ngõ này để lấy tín hiệu xử lý bên ngoài vào Effect 2.

Media in jks: Ngõ vào sử dụng jk búp sen.

Record Output jks: Ngõ ra để ghi lại những tín hiệu dang phát, sử dụng jk búp sen.

Tape in/out: Ngõ vào Tape được thiết kế thích hợp với mức của ngõ ra máy ghi âm, CD hay Soundcard của máy vi tính. Mức của ngõ ra là +4dBu dùng để nối với một thiết bị ghi âm hay ngõ vào sound card. Ngõ vào tape này được sử dụng như một ngõ vào stereo bằng cách nhấn công tắc Tape to Main Mix.

USB Memory conect tor: Sử dụng để thu và phát tín hiệu bằng USB (sử dụng dạng đuôi Mp3,..)

Trên đây là thông tin về những nút bấm quan trọng trên bàn mixer. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu được hết công dụng của các nút bấm trên bàn mixer để tạo nên những dàn âm thanh karaoke hoàn hảo nhất.

 Xem thêm: Tần số VHF, UHF trên micro là gì?

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Lux Audio

Website: luxaudio.vn

Hotline: 0981 204 443

Zalo: zalo.me/1292804060393899772

Tags: , , , , , ,